Hiệu quả của việc duyệt sử dụng kháng sinh meropenem và colistin tại Bệnh viện Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh
Ngày xuất bản 23-07-2024
18 lượt xem
Tóm tắt

Mục tiêu: Xác định tỉ lệ tử vong, tái nhập viện sau 3 tháng ở bệnh nhân cao tuổi mắc suy tim mạn tính có kèm thiếu cơ. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang mô tả và theo dõi dọc trên bệnh nhân từ 60 tuổi trở lên được chẩn đoán suy tim mạn tính và xuất viện từ Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện Thống Nhất Thành phố Hồ Chí Minh và Khoa Nội tim mạch, Bệnh viện đa khoa tỉnh Vĩnh Long từ tháng 9 năm 2021 tới tháng 5 năm 2022. Thiếu cơ được chẩn đoán theo tiêu chuẩn của Nhóm Chuyên gia châu Á 2019 (2019 Asian Working Group for Sarcopenia). Kết quả: Nghiên cứu gồm 387 bệnh nhân cao tuổi suy tim mạn tính, tuổi trung bình là 74,6 tuổi; nữ chiếm 54,8% và nam là 45,2%. Tỉ lệ thiếu cơ là 48,1%. Trong thời gian 3 tháng theo dõi thì tỉ lệ tái nhập viện ở nhóm thiếu cơ cao hơn có ý nghĩa so với nhóm không thiếu cơ (22% so với 10,6%; RR 2,54; p<0,001), trong khi tỉ lệ tử vong khác biệt không có ý nghĩa thống kê (3,4% so với 2,8%; p=0,54) giữa hai nhóm. Kết luận: Tỉ lệ thiếu cơ ở bệnh nhân cao tuổi suy tim mạn tính tương đối cao. Thiếu cơ là yếu tố nguy cơ độc lập làm tăng tỉ lệ tái nhập viện 3 tháng sau xuất viện.

Nội dung bài viết
Thông tin bài viết
Các tác giả loantacgia , Loan (Viện quân đội 103)
Được cung cấp bởi Tạp chí Y dược lâm sàng 108
Chuyên mục Bản tin
Từ khóa #Thiếu cơ, suy tim mạn tính, tái nhập viện, bệnh nhân cao tuổi
Đã Xuất bản 23-07-2024
Tài liệu tham khảo

1. Pollack LA, Srinivasan A (2014) Core elements of hospital antibiotic stewardship programs from the Centers for Disease Control and Prevention. Clin Infect Dis. 59 3(3):S97-100. doi:10.1093/cid/ciu542.
2. Giovannenze F, Murri R, Palazzolo C et al (2021) Predictors of mortality among adult, old and the oldest old patients with bloodstream infections: An age comparison. Eur J Intern Med 86: 66-72. doi:10.1016/j.ejim.2020.12.017.
3. Võ Thị Hà, Hà Thị Thuý, Võ Đức Chiến Kết quả phiếu duyệt sử dụng kháng sinh tại Bệnh viện Nguyễn Tri Phương. Tạp Chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh 20(5), tr. 45-51.
4. Nguyễn Văn Kính, Cao Hưng Thái, Trương Quốc Cường, Ngô Thị Bích Hà và cộng sự (2009) Báo cáo sử dụng kháng sinh và kháng kháng sinh tại 15 bệnh viện Việt Nam năm 2008-2009. Dự án hợp tác toàn cầu về kháng kháng sinh GARP Việt Nam và Đơn vị Nghiên cứu Lâm sàng Đại học Oxford.
5. Nguyễn Đức Trung, Nguyễn Duy Tám, Phạm Văn Huy, Hoàng Thị Mỹ Hoa và cộng sự (2021) Phân tích hoạt động duyệt phiếu yêu cầu sử dụng thuốc colistin trên bệnh nhân hồi sức tích cực tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Tạp chí Y Dược lâm sàng 108, Tập 16 (Tháng 11/2021), tr. 1-11.
6. Delory T, De Pontfarcy A, Emirian A et al (2013) Impact of a program combining pre-authorization requirement and post-prescription review of carbapenems: An interrupted time-series analysis. Eur J Clin Microbiol Infect Dis 32(12): 1599-1604. doi:10.1007/s10096-013-1918-5.
7. Wangchinda W, Srisompong J, Chayangsu S et al Impact of Antibiotic Authorisation at Three Provincial Hospitals in Thailand: Results from a Quasi-Experimental Study. Antibiotics (Basel) 11(3): 354. doi: 10.3390/antibiotics11030354.
8. Horikoshi Y, Higuchi H, Suwa J, Isogai M, Shoji T, Ito K (2016) Impact of computerized pre-authorization of broad spectrum antibiotics in Pseudomonas aeruginosa at a children's hospital in Japan. J Infect Chemother 22(8): 532-535. doi:10.1016/j.jiac.2016.05.001.